CMS là gì? Nguyên tắc hoạt động của hệ thống CMS
Trong quá trình phát triển và vận hành trang web, chắc hẳn bạn đã thường xuyên nghe đến khái niệm CMS. Tuy nhiên thực tế có rất ít người hiểu rõ về CMS. Bài viết này, Cuội Agency sẽ giải thích cho bạn về CMS là gì, nguyên tắc hoạt động cũng như lời ích khi sử dụng phần mềm CMS.
I. CMS là gì?
CMS ( Content Manager System) là hệ thống quản lý nội dung, đây là một phần mềm hoặc nền tảng trực tuyến được sử dụng để tạo, quản lý và cập nhật nội dung trên trang web một cách dễ dàng và tiện lợi. CMS cung cấp giao diện đồ họa cho người dùng để thay đổi, cập nhật và quản lý nội dung của trang web mà không cần phải có kiến thức về cài đặt.
II. Hệ thống quản lý nội dung CMS có mấy loại?
1. CMS mã nguồn mở – OSS
CMS mã nguồn mở (OSS – Open Source) là loại phần mềm có mã nguồn công khai. Đặc điểm của các CMS kể trên là ngay sau khi chủ website cài đặt nền tảng mở này lên trên Server (máy chủ) thì các tính năng cơ bản của nó đã có đầy đủ rất nhiều tính năng như: quản lý bài viết, quản lý trang, quản lý tài khoản, quản lý liên kết, tag, cấu hình….Ưu điểm của OSS là dễ dùng và miễn phí, người dùng có thể tùy chỉnh và mở rộng các chức năng của CMS bằng cách sử dụng các plugin hoặc các gói mở rộng.
2. CMS tự code
Với loại CMS này mà người dùng phải làm tất tần tật từ bước lập trình, tự viết mã code của web. Điều này có ưu điểm là người dùng có thể tạo ra trang web có chức năng riêng biệt và độc đáo, đáp ứng ý tưởng và mục tiêu đề ra. Nhưng điểm hạn chế của CMS tốn thời gian, công sức và có phí code, cần có kiến thức về lập trình.
3. CMS build sẵn và trả phí
Đây là loại phần mềm CMS được cung cấp từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh CMS. Điểm cộng của hệ thống quản lý nội dung build sẵn là dễ thao tác, có các tính năng cơ bản và nâng cao, rất ít xảy ra lỗi (bug), nếu bị lỗi cũng được xử lý nhanh. Điểm trừ của dịch vụ này là người dùng không thể tạo ra trang web có các chức năng riêng biệt, phí cao.
III. Nguyên lý hoạt động của CMS
CMS là nơi lưu trữ tất cả các ứng dụng, tính năng của một website nên bất kỳ quản trị viên nào cũng cần sử dụng để quản lý trang. CMS gồm có hai thành phần là CMA và CDA.
- CMA (ứng dụng quản lý nội dung): là một giao diện cho phép người dùng không cần kiến thức về HTML cũng thiết kế tạo, sửa đổi và xóa nội dung ra khỏi website.
- CDA (ứng dụng phân phối nội dung): cung cấp các dịch vụ back-end hỗ trợ việc quản lý và phân phối nội dung cho website sau khi người dùng tạo nội dung trên CMA.
Để sử dụng được CMS, cần cài đặt CMS cho website trên máy chủ và sau đó truy cập vào bằng trình duyệt. Trên giao diện quản trị, người dùng có thể tạo và chỉnh sửa nội dung của website. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ tự động xuất ra HTML để hiển thị trên web. Và cũng có thể tích hợp tính năng bảo mật và hỗ trợ SEO trên các web để giúp tăng traffic (lượng truy cập) từ công cụ tìm kiếm.
IV. Lợi ích khi sử dụng phần mềm CMS
1. Quản lý nội dung website một cách dễ dàng
Với các website lớn có lượng dữ liệu khổng lồ thì việc quản lý nội dung sẽ không đơn giản, thế nên rất cần một hệ thống hỗ trợ việc phân chia quyền hạn cho các nhân viên liên quan, cập nhật nội dung cho website.
CMS cho phép tách biệt nhiều phần của trang web, từ nội dung đến giao diện. Điều này giúp người quản trị tập trung vào tạo và quản lý nội dung mà không ảnh hưởng đến cấu trúc trang web. Bên cạnh đó người dùng có thể tạo mục lục, danh mục và thẻ để phân loại và tìm kiếm nội dung một cách nhanh chóng.
2. Không cần quản trị web có kiến thức lập trình
Do CMS được thiết kế như một hệ thống lý tưởng giúp người dùng không cần có kiến thức lập trình vẫn có thể xây dựng, quản lý website một cách hiệu quả.
3. Tối ưu chi phí
Với CMS, người dùng không cần phải thuê một thành viên lập trình để quản lý và cập nhật trang web. Họ có thể tự quản lý và cập nhật nội dung, giúp giảm thiểu chi phí vận hành và duy trì trang web. Đồng thời, CMS cũng giúp tăng cường khả năng tương tác và giao tiếp với khách hàng, qua đó giúp tối ưu hóa quảng cáo và kinh doanh trực tuyến.
4. Tối ưu chi phí cho hoạt động marketing online
Nhờ sử dụng hệ thống CMS, doanh nghiệp có thể tận dụng website để thực hiện các chiến dịch Content Marketing, Email Marketing. Thông qua việc sử dụng tính năng chia sẻ trên các trang mạng xã hội, chatbot tự động… sẽ giúp cho kế hoạch Marketing Online dễ thành công hơn.
5. Tăng sự tương tác với người dùng
Bởi CMS có tích hợp thêm tính năng chia sẻ, like, comment… nên người dùng có thể đặt câu hỏi trực tiếp, tăng cường sự tương tác với người dùng. Điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thị hiếu, tiếp cận khách hàng đơn giản nhưng khá hiệu quả.
Kết luận
Có thể thấy rằng CMS không chỉ là công cụ hữu ích mà còn là giải pháp toàn diện cho việc quản lý nội dung trên trang web. Với sự phát triển không ngừng và sự đóng góp tích cực từ cộng đồng người dùng, CMS tiếp tục là một công cụ quan trọng để xây dựng và phát triển trực tuyến, đồng thời thúc đẩy sự tiện lợi và hiệu quả trong quản lý nội dung trên Internet. Liên hệ ngay Cuội Agency nếu bạn đang muốn xây dựng một hệ thống quản lý CMS cho doanh nghiệp của mình.