E-Commerce là gì? Lợi ích của E-Commerce đối với doanh nghiệp
Trong thế giới ngày càng phát triển và sự kết nối ngày càng cao, thương mại điện tử (E-Commerce) đã trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh. Từ việc mua sắm hàng hóa đến dịch vụ, E-Commerce đã thay đổi hoàn toàn cách thức mọi người tiếp cận và giao dịch trên thị trường. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để mở rộng phạm vi kinh doanh, tiếp cận khách hàng trên toàn cầu và tối ưu hóa chi phí hoạt động. Bài viết này sẽ tập trung vào việc giải thích khái niệm thương mại điện tử và các lợi ích của E-Commerce mang lại cho doanh nghiệp.
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce) là một hình thức kinh doanh trực tuyến, nơi doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và giao dịch qua mạng internet thay vì các phương thức truyền thống như bán lẻ tại cửa hàng hoặc qua điện thoại. Hàng hóa sẽ được vận chuyển tới khách hàng cả 2 bên hoàn tất thủ tục giao dịch. Khách hàng có thể thanh toán cho chủ sở hữu qua 2 phương thức: trực tiếp bằng tiền mặt hay gián tiếp qua Internet Banking, các ví điện tử thông dụng.
Các loại hình thương mại điện tử phổ biến
Thương mại điện tử (Ecommerce) được phân chia thành 3 loại hình hoạt động chính và dựa trên các thành phần tham gia:
- B2B (Business to Business): Thành phần tham gia là các doanh nghiệp (được hiểu là giao dịch giữa người sản xuất với người bán buôn hoặc giữa người bán buôn với người bán lẻ).
- B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp (người bán) với người tiêu dùng (người mua).
- C2C (Consumer to Consumer): Là các cá nhân người tiêu dùng và người tiêu dùng qua một bên trung gian (có thể là qua website bán hàng hoặc đấu giá online).
Ngoài 3 loại hình giao dịch chính, Thương mại điện tử còn gồm các mô hình kinh doanh như sau:
- C2B (Consumer to Business): là hoạt động kinh doanh giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ tạo ra một giá trị nào đó và bán lại cho doanh nghiệp.
- G2G (Government to Government): là giao dịch trực tuyến phi thương mại giữa cơ quan và tổ chức Chính phủ với nhau.
- G2B (Government to Business): là sự tương tác trực tuyến phi thương mại giữa các cơ quan và tổ chức Chính phủ với các doanh nghiệp.
- B2G (Business to Government): là một dạng tiếp thị, cung cấp sản phẩm giữa các doanh nghiệp với các tổ chức/cơ quan Chính phủ theo từng cấp.
- B2E (Business to Employee): là mô hình kinh doanh nội bộ, trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho chính nhân viên của mình.
Lợi ích của E-Commerce đối với doanh nghiệp
Sự phát triển của ngành E-Commerce (thương mại điện tử) ở Việt Nam rất nhanh. Có rất nhiều người kinh doanh online và chắc hẳn các bạn đang thắc mắc về E-Commerce mang lại những lợi ích gì? Sau đây là một số lợi thế mà các bạn có thể nhận được:
1. Mở rộng phạm vi tiếp cận
Là chủ cửa hàng thông thường thì các bạn chỉ có thể tiếp cận những người mua sắm từ cùng 1 khu vực. Sẽ khác nếu bạn có 1 trang web thương mại điện tử. Lợi ích đầu tiên của Ecommerce là người mua từ khắp mọi nơi trên đất nước đều có thể thực hiện giao dịch tại cửa hàng của bạn.
2. Lợi ích của E-Commerce - Không bị giới hạn bởi thời gian
Các cửa hàng trên thế giới thực có thể hoạt động 24 giờ trong 1 ngày, nhưng chi phí hỗ trợ chúng sẽ rất lớn. Thông qua internet, người mua hàng có thể truy cập và mua hàng từ các cửa hàng ngay cả khi các bạn đang ngủ say. Lợi ích mà thương mại điện tử đem về điều này chắc chắn rất hữu ích cho tất cả chúng ta.
3. Tiết kiệm chi phí kinh doanh
Chi phí vận hành khi bán hàng online (trực tuyến) rất thấp so với việc xây dựng cửa hàng bán offline. Ít nhất, bạn không cần phải suy nghĩ về tiền chi phí thuê mặt bằng, tiền lương của nhân viên và chi phí điện.
4. Giá cả linh hoạt
Mỗi một sản phẩm trên các trang thương mại điện tử sẽ có nhiều thương hiệu cùng bày bán, vậy nên sẽ có đa dạng giá thành khác nhau tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có thể cạnh tranh được với các thương hiệu khác bằng việc tham khảo các mức giá xung quanh và có thể linh hoạt thay đổi giá tốt hơn nhằm thu hút tệp khách hàng của mình.
5. Không cần phải dự trữ các mặt hàng
Trong ngành thương mại điện tử,các bạn có thể trở thành một dropshipper. Kỹ thuật marketing này cho phép bạn bán hàng mà không cần có hàng. Khi đơn đặt hàng tới, tất cả những gì bạn cần phải làm là chuyển nó đến những nhà sản xuất mặt hàng mong muốn.
6. Dễ dàng quản lý những giao dịch và vận chuyển
Với việc có 1 cửa hàng online, bạn không cần lo lắng về cách thức giao dịch cũng như vận chuyển hàng hóa. Bây giờ có rất nhiều dịch vụ E-Commerce (thanh toán điện tử) được thực hiện thông qua internet. Ngoài ra, những lô hàng đó có thể được theo dõi online.
7. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Các quy trình từ việc đặt hàng, vận đơn, thanh toán,...đến giao hàng đã được hệ thống hóa giúp cho người tiêu dùng dễ dàng sử dụng một để tránh các lỗi phát sinh tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Bên cạnh đó, việc trưng bày các sản phẩm có liên quan sẽ dựa trên hành vi của người tiêu dùng trong quá khứ, nhờ các phần mềm thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ nhanh chóng tìm được mặt hàng mà họ đang cần một cách nhanh chóng, điều này sẽ khiến họ cảm thấy được thoải mái và dễ dàng thực hiện giao dịch để thúc đẩy khả năng mua hàng trở lại.
8. Dễ dàng tìm hiểu thói quen khách hàng
Điều hành 1 doanh nghiệp trực tuyến mà không hiểu hành vi của khách hàng là 1 sự lãng phí đầu tư của bạn. Hiện tại, có nhiều công cụ phân tích được sử dụng để nghiên cứu dữ liệu về cửa hàng online của bạn, chẳng hạn như: Google Analytics.
9. Có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu
Như đã đề cập tới, một trong các lợi ích của thương mại điện tử là nó có thể truy cập bất cứ lúc nào. Do đó, bạn có thể làm việc với nó ở bất cứ đâu miễn là bạn có đủ thiết bị và kết nối internet.
Kết luận
Trong bài viết này, Cuội Agency đã chia sẻ đến bạn một số lợi ích quan trọng mà E-Commerce mang lại cho doanh nghiệp. Từ việc mở rộng phạm vi kinh doanh, giảm chi phí vận hành, cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng đến tăng cường dịch vụ khách hàng và phân tích dữ liệu,...thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng không thể thiếu trong môi trường kinh doanh hiện đại. Để cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp cần hiểu và tận dụng tối đa lợi ích mà E-Commerce là gì? Lợi ích của E-Commerce đối với doanh nghiệp mang lại.