Bài viết liên quan

Mini App là gì? Ưu, nhược điểm khi phát triển Mini App

Zalo Mini App
14/06/2024

Trong thời đại công nghệ internet ngày càng trở nên phát triển, việc đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất trên các nền tảng di động đang trở thành một tiêu chí quan trọng đối với doanh nghiệp. Một trong những xu hướng mới nổi lên để giải quyết vấn đề này chính là Mini App. Vậy Mini App là gì và liệu doanh nghiệp có nên đầu tư vào nó? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về Mini App.

I. Mini App là gì?

1. Định nghĩa Mini App

Mini App là những ứng dụng nhỏ được phát triển trên các Super App (Momo, Zalo, Shopee,...). Thay vì được tải xuống và cài đặt riêng biệt, Mini App được truy cập trực tiếp thông qua ứng dụng nền tảng. Chúng ta có thể hiểu Mini App như một phiên bản thu nhỏ của một ứng dụng mobile truyền thống.

Hiện nay có 3 loại hình Mini App phổ biến nhất được phát triển là:

  • Mini App trên các siêu ứng dụng mạng xã hội: một xu hướng ngày càng phát triển trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng di động. Các siêu ứng dụng mạng xã hội như WeChat, Alipay, Zalo, và Facebook đã tích hợp các ứng dụng nhỏ gọn (mini app) vào nền tảng của họ, cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn và tạo cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.
  • Mini App trên các siêu ứng dụng thương mại điện tử (e-commerce) như Shopee, Tiki, Lazada,… là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng. Những mini app này giúp tạo ra môi trường trực tuyến thuận lợi và đa dạng cho người mua và người bán.
  • Mini App trên các siêu ứng dụng tài chính (Finance) gồm MoMo, VNPay, ZaloPay là một thành phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính thuận tiện và đa dạng cho người dùng. Những Mini App này cung cấp các tính năng và dịch vụ tài chính mà người dùng có thể truy cập trực tiếp từ siêu ứng dụng tài chính của họ.

Ví dụ: ShopeeFood là một Mini App trên ứng dụng Shopee. Các ứng dụng như Pizza Hut, Ahamove, Booking Care,...cũng là các Mini App trên nền tảng ứng dụng Momo. Hay còn có thể kể đến các ứng dụng Mini App trên Zalo.

2. Đặc điểm của Mini App

  • Khởi chạy nhanh chóng: Mini app có dung lượng nhỏ và được tối ưu hóa để khởi chạy nhanh chóng, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
  • Không cần cài đặt: Người dùng có thể truy cập trực tiếp từ trong ứng dụng mẹ mà không cần tải và cài đặt riêng biệt.
  • Tích hợp sâu: Sử dụng các API của nền tảng để tích hợp các chức năng như thanh toán, định vị, và liên hệ dễ dàng.
  • Cập nhật dễ dàng: Do được lưu trữ trên máy chủ của nền tảng, các mini app có thể được cập nhật liên tục mà không cần sự can thiệp của người dùng.
  • Trải nghiệm người dùng mượt mà: Mini app cung cấp trải nghiệm tương tự như ứng dụng gốc, nhưng nhẹ nhàng hơn và nhanh hơn.

II. Ưu điểm của Mini App

1. Không mất phí đăng ký

Các siêu ứng dụng như Momo, Zalo, Tiki, Shopee,...đều cho phép các thương hiệu khác đăng ký miễn phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chi trả cho các đội ngũ IT in-house (nội bộ) hoặc các đơn vị outsource (thuê ngoài) để phát triển Mini App.

2. Tiết kiệm thời gian

Thời gian phát triển sản phẩm được rút ngắn đáng kể khi doanh nghiệp phát triển Mini App trên App chủ nhờ vào những bộ công cụ sẵn có, framework được thiết kế riêng cũng như nhiều thiết kế UI hữu ích.

3. Tận dụng hệ sinh thái và người dùng sẵn có từ Super App

Khi các doanh nghiệp phát hành Mini App trên các Super App như MoMo, Zalo, Tiki, Lazada và Shopee thì các thương hiệu ấy sẽ được tiếp cận và tận dụng hàng triệu người dùng sẵn có.

  • MoMo: +28 triệu người dùng thường xuyên
  • Zalo: +65 triệu người dùng thường xuyên
  • Facebook: +76 triệu người dùng thường xuyên
  • Shopee: +77.8 triệu lượt truy cập/tháng (iPrice)
  • Lazada: +21.4 triệu lượt truy cập/tháng (iPrice)
  • Tiki: +17.5 triệu lượt truy cập/tháng (iPrice)

Những con số "biết nói" ở trên cho thấy sức mạnh và lợi ích khổng lồ mà Mini App mang lại. Với số lượng người dùng active mỗi ngày lớn như vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ muốn tiếp cận và tương tác dù chỉ là vài phần trăm của con số đó. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn lớn nhất đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phát triển Mini App trên Super App.

Hệ sinh thái sẵn có của Super App cũng là một điểm thu hút khác đối với doanh nghiệp. App chủ sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp những tiện ích sẵn có như thanh toán, giao nhận, quảng bá chiến dịch, trải nghiệm tương tác, chat với người bán,… để doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm cho thật tốt.

4. Tăng trải nghiệm cho người dùng

Các Mini App thường có dung lượng rất thấp, nhờ vậy mà các ứng dụng này có thể mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.

Ngoài ra, nhờ vào hệ sinh thái sẵn có của các App chủ, khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình liền mạch từ khâu lựa chọn, giao dịch, thanh toán, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng,… mà không cần phải phát triển quy trình từ con số 0. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ quay lại (return rate) của khách hàng đối với Mini App.

5. Mini App có thể tách ra nếu đã đủ lớn mạnh

Mini App có thể đóng vai trò như một “bước thử” của doanh nghiệp khi mới bắt đầu tiến vào thị trường. Khi cảm thấy sản phẩm của đã đủ hoàn thiện, có lượng khách hàng tương đối ổn định và có tham vọng lớn hơn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự xây dựng nền tảng app riêng hoặc phát triển thành siêu ứng dụng.

III. Nhược điểm của Mini App

1. Phụ thuộc vào nền tảng

Một trong những nhược điểm chính của Mini App là sự phụ thuộc vào nền tảng. Doanh nghiệp không có quyền kiểm soát hoàn toàn về nền tảng và có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào của nền tảng.

2. Không sở hữu dữ liệu

Khi phát hành Mini App, doanh nghiệp phải đánh đổi việc thất thoát dữ liệu khách hàng vào tay các “ông lớn” do tất cả mã nguồn, data đều được lưu trữ trên server của các Super App.

3. Khó khăn trong xây dựng thương hiệu

Tuy là App riêng của từng doanh nghiệp nhưng Mini App phải tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định của với Super App từ framework, APIs, UI Component, etc để đồng bộ giao diện với “ứng dụng mẹ”. Điều này có thể mang lại trải nghiệm nhất quán cho người dùng nhưng lại không thể hiện được cá tính riêng cho thương hiệu.

4. Khan hiếm đơn vị phát triển

Mini App đang còn khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó không có quá nhiều đơn vị có thể tự phát triển ứng dụng này.

IV. Doanh nghiệp có nên đầu tư vào Mini App?

Từ những phân tích ở trên, nhìn chung Mini App là một bước đệm hoàn hảo cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường thương mại điện tử nhờ tận dụng lợi thế từ Super App. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các ưu và nhược điểm của Mini App, đồng thời xem xét các mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của khách hàng, để quyết định có nên đầu tư vào Mini App hay không. Việc kết hợp Mini App với các chiến lược marketing và phát triển ứng dụng di động khác cũng có thể mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xây dựng Mini App uy tín thì hãy liên hệ ngay với Cuội Agency để được tư vấn. Hotline hỗ trợ: 0823 223 225

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại Cuội Agency

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Cuội Agency

Chi phí hợp lý

Chúng tôi cung cấp báo giá dịch vụ thiết kế website, bao gồm các Hạng mục – Chi phí chi tiết, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của từng doanh nghiệp.

Chất lượng vượt trội

Giúp doanh nghiệp thành công thông qua chiến lược trực quan và được thiết kế riêng chuẩn tiêu chí UX-UI , Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Đáp ứng tiến độ

Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án ở đa dạng quy mô, mức độ phức tạp. Cuội Agency có thể dẫn dắt dự án thiết kế website của doanh nghiệp đúng tiến độ đã cam kết

Hỗ trợ sau dự án

Hỗ trợ và bảo trì liên tục để đảm bảo trang web luôn được cập nhật và hoạt động hiệu quả.Cuội Agency cũng có thể giúp khách hàng khai thác tối đa sức mạnh từ website.

Kết nối ngay với Cuội Agency

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.