Bài viết liên quan

Thấu hiểu khách hàng với kho tàng insight người dùng "CDP"

CDP - Loyalty
19/06/2024

Bạn thích một cuốn tiểu thuyết và chỉ với một cú click vào bài quảng cáo của một nhà sách nào đó, rất nhiều những bài đăng tương tự đã xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok,... mà bạn đang sử dụng. Tại sao lại có chuyện này xảy ra nhỉ? Mình chắc chắn rằng có rất nhiều bạn đã từng thắc mắc về trường hợp này phải không?

Đây chính là kết quả của CDP - Customer Data Platform, nền tảng dữ liệu giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng nhờ kho dữ liệu khổng lồ, đồng thời gợi ý cho bạn những sản phẩm tương tự, phù hợp nhất.

I. Nhờ đâu mà CDP làm được điều này?

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem CDP là gì đã nhé!

CDP (Customer Data Platform) được hiểu là một nền tảng công nghệ dữ liệu khách hàng được tạo ra nhằm mục đích thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó tạo ra một nền tảng dữ liệu khách hàng hợp nhất, hoàn chỉnh và chi tiết cho doanh nghiệp.

CDP tận dụng khả năng của AI trong việc dự đoán, phân tích, trực quan hóa dữ liệu, giúp các doanh nghiệp tích hợp dữ liệu liền mạch, chuyển dữ liệu thành insight trong thời gian ngắn nhất.

Toàn bộ quá trình của một vị khách đều sẽ đi qua rất nhiều kênh từ offline (cửa hàng) đến online (web, app, email, Facebook,...), tất cả đều sẽ được lưu lại trên CDP.

Với mỗi lộ trình khách hàng “đi” mua sắm, CDP sẽ thu thập dữ liệu tại từng điểm chạm để tạo thành hồ sơ khách hàng thống nhất, giúp doanh nghiệp tìm ra khách hàng tiềm năng, và hiểu những “insight ngầm” khác để đặt ra chiến lược Marketing của riêng họ.

II. CDP phù hợp với ngành hàng nào?

CDP phù hợp với đa dạng các ngành hàng và lĩnh vực như: thương mại điện tử, spa, thời trang, ô tô, dịch vụ tài chính và bảo hiểm,...Ngành hàng nào cũng cần thu thập dữ liệu thông tin khách hàng để từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp nhất.

Cũng như người mua luôn phải đau đầu không biết tìm ra shop bán hàng nào phù hợp nhất thì doanh nghiệp cũng trăn trở không biết tiếp cận khách hàng như thế nào mới hiệu quả. Đó là lý do mà CDP ra đời, làm cầu nối hoàn hảo cho cả 2 bên. Gợi ý cho người dùng những shop bán hàng phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời thu thập thông tin, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được khách hàng tiềm năng.

III. Ví dụ thực tế về CDP

Nhiều người thắc mắc CDP tối ưu hành trình và thu thập insight khách hàng như thế nào?

Lấy ví dụ bạn và doanh nghiệp là 2 người xa lạ đang tìm hiểu nhau, CDP sẽ làm những gì?

1. Quảng cáo giúp doanh nghiệp và khách hàng làm quen nhau như thế nào?

Ban đầu, doanh nghiệp cần tăng độ phủ sóng để tìm ra được khách hàng tiềm năng. Để đạt được điều này, nhiều doanh nghiệp sẽ không tiếc gì mà chi mạnh tay với số tiền lớn, có khi lên đến hàng tỷ đồng để chạy quảng cáo và nhận diện thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau, đảm bảo tiếp cận càng nhiều khách hàng mới càng tốt.

Tuy nhiên, một "nỗi đau" phổ biến trong giai đoạn này là doanh nghiệp thường nhắm sai tệp khách hàng (giống như việc bạn quảng cáo váy cưới cho người độc thân, hay quảng cáo khô heo, khô bò cho những người ăn chay).

Đây chính là lý do mà bạn cần đến khả năng thu thập dữ liệu và phân tích của CDP. CDP giúp thu thập thông tin, hành trình của khách hàng, từ đó phân tích để hiểu insight và điểm chung của những khách hàng có tỷ lện chuyển đổi tốt. Từ đó giúp doanh nghiệp nhắm đúng tệp khách hàng tiềm năng, phân khúc khách hàng và truyền tải thông điệp sao cho phù hợp nhất.

Khi khách hàng đã hứng thú với quảng cáo của doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

2. Khách đã chú ý đến doanh nghiệp của bạn, làm sao để giữ chân họ?

Làm sao để giữ chân khách hàng? Bạn cần gợi ý được đúng cái mà họ muốn.

Cũng như cái cách mà bạn vừa vào các nền tảng mạng xã hội đã thấy hàng loạt cuốn tiểu thuyết yêu thích từ nhiều nhà sách hiện ra. Không để khách hàng phải bối rối lướt tìm sản phẩm quá lâu, doanh nghiệp cần chớp thời cơ hứng thú của khách để đưa ra những gợi ý phù hợp ngay từ thời điểm này. Và để đưa ra gợi ý phù hợp nhất, đương nhiên bạn cần những dữ liệu mà CDP đã thu thập.

Bất kỳ cú click vào sản phẩm nào của khách hàng cũng là dữ liệu quý giá trong nền tảng CDP. Dù là bạn click vào một chiếc váy bất kỳ, ở lại lâu, ngắm nghía, bỏ vào giỏ hay đọc review,... dữ liệu hành trình của bạn đều sẽ được lưu lại trên nền tảng.

Tương tác càng nhiều, CDP sẽ càng hiểu chúng ta hơn, và từ đó công cụ sẽ gợi ý cho ta những sản phẩm chuẩn xác hơn.

3. Khách muốn chốt đơn rồi, nhưng làm sao để họ vẫn quay lại?

Lấy một ví dụ đơn giản, ở góc độ khách hàng: Nếu bạn từng mua một ly trà sen vàng ở Highland, thì lần tới lên app giao hàng, Highland sẽ gửi đến bạn voucher khuyến mãi về các món trà, hay đơn giản là nhắc lại bạn đã từng mua trà sen vàng ở đây và bạn có muốn đặt lại món này không?

Mua xong chưa phải là hết, vì cái mà doanh nghiệp mong muốn là khách hàng sẽ quay trở lại mua tiếp. Hệ thống sẽ tiếp tục dự đoán sản phẩm tiếp theo khách hàng quan tâm và đẩy thông báo gợi ý. Tất cả điều này đều nhắm đến mục tiêu giúp tăng sức mua của khách hàng, càng cao càng tốt.

Còn đối với góc độ doanh nghiệp, CDP lúc này sẽ đưa ra những con số quyền năng biết nói. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm sản phẩm mới nhòe CDP. Ví dụ, hơn 35% lượt xem của shop là khách hàng quan tâm đến sản phẩm có kiểu dáng babydoll, màu pastel, bạn sẽ biết màu sắc và kiểu dáng nào đang được ưa chuộng ở shop mình. Từ đó nghiên cứu bổ sung những sản phẩm với xu hướng và sở thích của khách hàng.

4. Khách đã mua hàng, làm sao để vị khách hàng này trở thành khách hàng trung thành?

Sau khi chốt đơn, người lạ này đã chính thức trở thành khách hàng của bạn. Đây là lúc CDP bắt đầu thiết lập profile khách hàng trung thành (loyal customer), để tiếp tục gợi ý cho họ nhiều ưu đãi cá nhân hóa, kích thích lần mua thứ 2-3-4.

Lấy ví dụ về điện thoại Samsung Galaxy S24 Ultra vừa ra mắt thì đâu sẽ là khách mà nhãn hàng bán lẻ nên nhắm tới?

Nền tảng CDP sẽ truy cập lại lịch sử mua hàng, xác định đối tượng tiềm năng dựa trên hành vi như thay đổi điện thoại samsung liên tục, hoặc là "Samfans" hay sắm các sản phẩm đồng hồ, máy tính bảng,...Đó là cách CDP giúp nhãn hàng tìm được khách hàng tiềm năng cho sản phẩm mới.

Kết luận

Có thể thấy, CDP mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Hiểu đúng về CDP, nền tảng này hoàn toàn sinh ra để thuận mua vừa bán. Nhờ data từ CDP, người tiêu dùng có được trải nghiệm cá nhân hoá, trong khi nhãn hàng có thể nhận biết và hiểu hơn về khách hàng tiềm năng. Theo dõi ngay Cuội Agency để hiểu rõ hơn về CDP và nhiều hơn thế nữa.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại Cuội Agency

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Cuội Agency

Chi phí hợp lý

Chúng tôi cung cấp báo giá dịch vụ thiết kế website, bao gồm các Hạng mục – Chi phí chi tiết, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của từng doanh nghiệp.

Chất lượng vượt trội

Giúp doanh nghiệp thành công thông qua chiến lược trực quan và được thiết kế riêng chuẩn tiêu chí UX-UI , Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Đáp ứng tiến độ

Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án ở đa dạng quy mô, mức độ phức tạp. Cuội Agency có thể dẫn dắt dự án thiết kế website của doanh nghiệp đúng tiến độ đã cam kết

Hỗ trợ sau dự án

Hỗ trợ và bảo trì liên tục để đảm bảo trang web luôn được cập nhật và hoạt động hiệu quả.Cuội Agency cũng có thể giúp khách hàng khai thác tối đa sức mạnh từ website.

Kết nối ngay với Cuội Agency

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.